Khi các vấn đề về sức khỏe tinh thần ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, người sử dụng lao động phải đối mặt với chiều hướng tăng cao của chi phí trực tiếp và gián tiếp dành cho chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho nhân viên, nhằm ngăn ngừa việc giảm hiệu suất và tình trạng thôi việc của họ. Vì vậy, việc cố gắng nâng cao phúc lợi của nhân viên để ngăn chặn xu hướng này là tất yếu (Goetzel, 2002).
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các vấn đề về sức khỏe tinh thần, đặc biệt là chứng trầm cảm, có thể dẫn đến tình trạng giảm/mất hiệu suất trong giờ làm việc. Những khó khăn có thể nảy sinh do sự kém tập trung, trí nhớ kém, thiếu tự tin và gia tăng xu hướng thiếu quyết đoán, thờ ơ và mệt mỏi (Greenberg và cộng sự, 2003). Tương tự, dường như có liên quan đáng kể giữa các vấn đề về sức khỏe tinh thần và tình trạng thôi việc của nhân viên (Lo và cộng sự, 2018, Falcon và cộng sự, 2021). Có nhiều lý do có thể khiến tình trạng thôi việc tăng lên, bao gồm cả một thực tế là các nhân sự có vấn đề về sức khỏe tinh thần có xu hướng bỏ việc hoặc mất việc do hiệu suất kém đi, cũng như gặp khó khăn trong quản lý thời gian của chính họ hay quản lý nhân sự khác (Goetzel, 2002).
EAP là các chương trình do người sử dụng lao động tài trợ, qua đó cung cấp sự hỗ trợ cho nhân viên để giải quyết các vấn đề cấp tính/acute nhưng có thể cải thiện được về hành vi, khó khăn về tình cảm, vấn đề gia đình hoặc lạm dụng chất kích thích – những nhân tố có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc của họ.
Như Falcon và các đồng nghiệp đã trình bày trong nghiên cứu, nếu được bao gồm các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng, thì EAP có xu hướng là một khoản đầu tư đặc biệt tốt cho các tổ chức. Đối với các nhân viên tham gia can thiệp dựa trên bằng chứng, chỉ có 11% đã rời công ty trong vòng 12 tháng kể từ khi chương trình EAP bắt đầu khởi động, so với tỉ lệ 22% đối với nhóm không sử dụng biện pháp can thiệp (Falcon et al., 2021). Andrew và các đồng nghiệp giả định rằng việc tiếp cận điều trị dựa trên bằng chứng có thể dẫn đến tác động rộng hơn đến tinh thần của nhân viên và làm tăng “ý định ở lại”, “khả năng phục hồi” và “sự hài lòng về việc làm và phúc lợi” (Andrew và cộng sự, 2009).
Bằng cách thiết lập các chương trình EAP, đặc biệt là với các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng, các công ty có thể tiết kiệm chi phí đáng kể. Những khoản chi phí liên quan quan đến việc gia tăng tình trạng thôi việc của nhân viên có thể kể đến bao gồm: quá trình xử lý cho nhân viên bị chấm dứt hợp đồng, tuyển dụng và thuê nhân viên mới, khoảng thời gian sử dụng nhân viên thời vụ thường cho năng suất thấp hơn, chuyển giao việc cho nhân viên khác xử lý, đào tạo nhân viên mới, tinh thần chung của công ty bị xuống thấp và mất dần các hiểu biết về chính cơ quan (Falcon et al. , Năm 2021).
Nghiên cứu của tác giả Giao và các đồng nghiệp cũng nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc của nhân viên, cũng như sự hỗ trợ của tổ chức đối với sự thay đổi, kiệt sức và xử lý tình trạng xung đột giữa công việc – gia đình. Việc nhân viên có được sự linh hoạt về mặt tinh thần và xem người sử dụng lao động như là người hỗ trợ dường như vừa giúp giảm bớt tình trạng kiệt sức vừa giảm bớt xung đột giữa công việc và gia đình (Giao và cộng sự, 2020). Việc thực hiện EAP dựa trên bằng chứng có thể nuôi dưỡng ấn tượng của nhân viên rằng công ty coi trọng những đóng góp của họ, muốn giữ chân họ và vì lẽ đó nên mới có sự quan tâm đến sự viên mãn của họ.